Canada là một trong những quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới. Với hệ thống giáo dục cân bằng gồm đông đảo các trường cao đẳng và đại học, nơi đây là điểm đến du học hấp dẫn của sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây. Nhưng giữa hàng trăm ngàn trường đại học và cao đẳng, liệu sinh viên nên chọn lộ trình học tập nào để phù hợp và tối ưu nhất? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của các em!
KHÁI NIỆM TRƯỜNG CAO ĐẲNG (COLLEGE) VÀ ĐẠI HỌC (UNIVERSITY) TẠI CANADA
1. Cao đẳng tại Canada: là cơ sở giáo dục cung cấp những chương trình đào tạo ngắn hạn (1-3 năm), tập trung chính vào việc đào tạo kĩ thuật, bổ sung kiến thức nghiệp vụ thực tiễn, trang bị cho sinh viên những kĩ năng thiết yếu cho công việc và đời sống để họ có thể đáp ứng và thích nghi nhanh chóng trước những chuyển dịch của xu thế lao động và sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế.
Bằng cấp nhận được: Certificate (chứng chỉ), Diploma (bằng cao đẳng – 2 năm), Advanced Diploma (bằng cao đẳng nâng cao – 3 năm), Bachelor’s degree (bằng Cử nhân – 4 năm), Post-graduate (Chứng chỉ sau đại học).
2. Đại học tại Canada: Là nơi tập trung vào các chương trình học thuật và giảng dạy kiến thức chuyên môn cao, ví dụ như các ngành lịch sử, toán học, tâm lý học, y học,… Các trường Đại học thường có thời gian đào tạo lâu hơn cao đẳng (3-4 năm trở lên), cấp các loại bằng như Chứng chỉ sau đại học, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ,… Trường đại học tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu chuyên sâu ngành họ theo đuổi, hầu hết các trường đầu tư tài chính hàng năm cho các chương trình nghiên cứu và có liên kết rộng rãi với nhiều tổ chức, công ty xuyên quốc gia để thực hiện các dự án.
Như vậy: Nếu như tại Việt Nam, cao đẳng thường được xem là chương trình “thu gọn” của đại học, chỉ khác nhau ở thời gian học ngắn hơn, điểm chuẩn đầu vào thấp hơn. Còn tại Canada, cao đẳng là tên gọi chung cho một nhóm các tổ chức giáo dục tập trung vào việc cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho xã hội. Chương trình cao đẳng tại Canada tập trung phần lớn vào việc giảng dạy kỹ năng thực tế và thực hành thay vì tập trung chuyên sâu vào việc giảng dạy và nghiên cứu hàn lâm như bậc đại học. Do vậy, không có sự phân biệt về “đẳng cấp” giữa hai bậc học này.
Tiêu chí so sánh |
Cao đẳng |
Đại học |
Chương trình đào tạo | Chứng chỉ nghề
Cao đẳng Cử nhân |
Cử nhân/ Cử nhân danh dự
Thạc sĩ Tiến sĩ |
Thời gian đào tạo | 1 năm – 3 năm | 2 – 5 năm |
Phương pháp giảng dạy | Thiên về thực tiễn | Thiên về nghiên cứu/ lý thuyết |
Số lượng trường | ~ 180 trường | ~ 100 trường |
Học phí | 13.000 – 20.000 CAD | 18.000 – 30.000 CAD |
Yêu cầu đầu vào | – IELTS 6.0
– Học lực trung bình khá trở lên |
– IELTS 6.5
– Học lực khá trở lên (Tùy trường có thể yêu cầu CV, thư giới thiệu) |
Các chương trình Co-op (thực tập hưởng lương) | Có ở hầu hết các trường | Không có |
Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp | >90% có việc làm trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp | >70% có việc làm trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp |
Các kỳ nhập học | 3 kỳ (Tháng 1, 5, 9) | 1 – 2 kỳ (Tháng 1, tháng 9) |
Mục tiêu phù hợp |
Đối tượng sinh viên: – Có nguyện vọng đi làm ngay, thích thực hành và không phù hợp với môi trường mang nặng tính nghiên cứu chuyên sâu; – Có mong muốn làm việc ở các lĩnh vực đòi hỏi khả năng thực tiễn, có tính ứng dụng cao. – Hoàn thành chương trình học nhanh chóng. – Chi phí học tập vừa phải – Áp lực học tập không lớn.
|
Đối tượng sinh viên: – Có nguyện vọng trở thành luật sư, dược sĩ hoặc nghiên cứu khoa học – Muốn làm việc trong lĩnh vực học thuật, sư phạm hay các cơ quan nghiên cứu – Muốn tiếp tục học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ
|
VẬY ĐÂU LÀ TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAY CAO ĐẲNG ?
1. Ngành học
Những ngành học như báo chí, kỹ thuật, máy tính, đồ hoạ, thiết kế, gaming, điều dưỡng, làm phim,… đòi hỏi kinh nghiệm thực tế nhiều hơn kiến thức sách vở: Phù hợp môi trường học tập ở trường cao đẳng – nơi giảng dạy song song cả lý thuyết lẫn cơ hội thực hành, thực tập có lương.
Những ngành thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, tâm lý học, toán học, quan hệ quốc tế,…mang tính định hướng lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian đào tạo và nặng về lý thuyết, học thuật: Phù hợp môi trường học tập hàn lâm tại các trường đại học.
2. Kế hoạch và định hướng lâu dài
Mục tiêu của bạn là có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, được trang bị kiến thức vượt trội và chuyên sâu, có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học thì các trường đại học là sự lựa chọn tốt hơn
Kế hoạch của bạn là ở lại làm việc sau tốt nghiệp, định cư lâu dài thì nên học Cao đẳng 2-3 năm để có được Work Permit thật sớm, vừa giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc đồng thời có tỷ lệ có việc làm cao hơn do nhu cầu việc làm các ngành đào tạo Cao đẳng là rất lớn.
3. Khả năng tài chính
Nếu điều kiện tài chính dư dả: chọn chương trình Đai học để được đào tạo chuyên sâu trong ngành nghề bạn lựa chọn
Nếu điều kiện tài chính vừa phải: Cao đẳng vẫn là một sự lựa chọn tối ưu bởi mức học phí phải chăng. Và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chuyển tiếp sang một trường đại học để lấy bằng Cử nhân. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm một khoản lớn chi phí vừa có được bằng cấp giá trị, được công nhận trên toàn thế giới.
Với những thông tin ngắn gọn nhưng cũng không kém phần chi tiết ở trên, hi vọng sẽ giúp các bạn xác định được mục tiêu, mong muốn của bản thân để tìm ra được lộ trình du học phù hợp nhất.
Để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí về chương trình học, khoá học, học bổng và hỗ trợ tất cả các vấn đề liên quan đến đăng ký nhập học, xin học bổng, xin visa tại Canada, thân mời quý vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn của HK STUDY ABROAD!
Chúc các bạn, các em một lộ trình du học thành công!
HK STUDY ABROAD – DU HỌC ĐỂ KHỞI NGHIỆP